Quyền lực Lok_Sabha

Lok Sabha có quyền hạn lớn hơn Rajya Sabha:

  • Bỏ phiếu bất tín nhiệm cho Nội các được Lok Sabha bầu và thông qua. Nếu đa số phiếu tán thành, Thủ tướng và Nội các phải từ chức. Tuy nhiên Thủ tướng có thể yêu cầu Tổng thống giải tán Lok Sabha để tổ chức bầu cử trước thời hạn. Tổng thống thường chấp nhận đề nghị này, trừ khi Lok Sabha bầu được Thủ tướng mới với đa số phiếu.
  • Ngân sách được trình cho Lok Sabha, và sau khi được thông quan gửi tới Rajya Sabha để thảo luận trong 14 ngày. Nếu không được Rajya Sabha thông qua, hoặc sau 14 ngày không có hành động nào hoặc kiến nghị của Rajya Sabha không được Lok Sabha chấp thuận, thì ngân sách sẽ được thông qua. Các ngân sách được Bộ trưởng Tài chính trình trước Quốc hội dưới tên của Tổng thống.
  • Những vấn đề không liên quan tới tài chính, dự thảo luật được thông qua bởi một trong 2 viện, sau đó được tiếp tục tới viện còn lại có thể xem xét trong thời gian tối đa là 6 tháng. Trong vòng 6 tháng viện không thông qua hoặc không xử lý, hoặc không tán thành với viện kia, dự thảo rơi vào bế tắc. Khi đó tổ chức 1 cuộc họp gồm 2 viện, chủ trì bởi Chủ tịch Lok Sabha với 1 quyết định đa số. Quyền lực của Lok Sabha thường chiếm ưu thế trong tình huống này, bởi Lok Sabha có thành viên gấp đôi Rajya Sabha.
  • Có quyền tương đương với Rajya Sabha trong vần đề đề xuất dự thảo hoặc sửa đổi Hiến pháp
  • Có quyền tương đương với Rajya Sabha trong vần đề luận tội Tổng thống.
  • Có quyền tương đương với Rajya Sabha trong vần đề luận tội các thẩm phán Tòa án Tối cao và Tòa án các Bang.
  • Có quyền tương đương với Rajya Sabha trong vần đề tuyên bố chiến tranh hoặc ban bố tình trạng khẩn cấp, hoặc trong tình trạng khủng hoảng Hiến pháp trong các Bang.
  • Nếu Lok Sabha bị giải thể trước hoặc sau tình trạng khẩn cấp quốc gia, Rajya Sabha sẽ trở thành Quốc hội duy nhất. Không thể bị giải tán. Đây là hạn chế của Lok Sabha. Nhưng Tổng thống không thể vượt quá nhiệm kỳ 1 năm từ khi ban bố tình trạng khẩn cấp và sẽ không quá 6 tháng nếu không còn tình trạng khẩn cấp.